NHỮNG LƯU Ý ĐỂ GIẢM THIỆT HẠI KHI Ô TÔ BỊ NGẬP NƯỚC
Những lưu ý để giảm thiệt hại khi ô tô bị ngập nước
Hiện tượng ô tô bị ngập nước gây ra chết máy, bẩn nội thất, thủy kích,…xảy ra khá thường xuyên nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như nước ta. Chính vì vậy, sau đây Eurolube sẽ chia sẻ một số bí kíp để giảm thiệt hại và những giải pháp để giảm thiệt hại khi xe không may bị ngập nước đi ngập nước. Đây có lẽ là vấn đề được rất nhiều chủ xe quan tâm.
1. Tác hại nghiêm trọng khi ô tô bị ngập nước
– Hư hại cho động cơ máy móc
Thủy kích luôn là nỗi lo lắng lớn nhất của hầu hết các tài xế sau khi di chuyển qua những vùng ngập nước, đặc biệt những vùng có mức ngập đến quá tâm bánh xe. Thủy kích là hiện tượng nước tràn vào buồng đốt của xi-lanh qua đường hút gió khi động cơ đang hoạt động, khiến cho piston bị chặn lại và nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt, dẫn đến chết máy. Lúc này, nếu bạn cố khởi động lại động cơ, hệ thống hút gió sẽ tiếp tục hoạt động, các piston được trục khuỷu đẩy lên rất nhanh để tiếp tục thực hiện quá trình nén khí. Tuy nhiên lượng nước lọt vào buồng đốt sẽ tác động một lực cực lớn ngược trở lại. Hai lực này sẽ ép tay biên (tay dên) biến dạng. Nhẹ thì tay biên bị cong, thành xi-lanh bị trầy xước. Nặng thì tay biên bị gãy, dẫn đến chọc thủng thành xi-lanh, phá huỷ động cơ.
– Hư hỏng hệ thống nhiên liệu
Theo các chuyên gia cơ khí, việc nước mưa lọt vào hệ thống nhiên liệu là do bạn nạp nhiên liệu khi thời tiết đang mưa hoặc hệ thống nhiên liệu không được nắp chặt dẫn đến việc nước mưa theo vào đường dẫn. Ngoài ra, khi đi vào đoạn đường ngập nước quá cao cũng khiến tình trạng này xảy ra.Khi bị lọt nước vào bình nhiên liệu, ô tô có thể xuất hiện hiện tượng như máy rung giật mất công suất, có tiếng kêu lớn từ động cơ, xe đang chạy bị tắt máy, lúc này không nên cố nổ máy lại mà liên lạc với các trung tâm chăm sóc xe để đưa xe về kiểm tra.
2. Những kỹ năng đi xe ô tô trong mùa mưa
Mùa mưa ở Việt Nam rất dễ gây ra hiện tượng ngập nước, nhất là trong khu vực đô thị. Để đảm bảo an toàn khi di chuyển cũng như tiết kiệm chi phí sửa chữa, các bác tài nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản xử lý trường hợp ô tô ngập nước, một số cách làm đơn giản mà mọi người có thể ghi nhớ như:
– Bất kể mức độ thiệt hại do ngập lụt, điều đầu tiên bạn nên làm là gọi cho công ty bảo hiểm của bạn
Trường hợp ô tô bị ngập nước thường được bảo hiểm xếp vào dạng bảo hiểm thủy kích. Tuy nhiên, loại bảo hiểm này lại phân biệt thành hai trường hợp: ngập nước và thủy kích. Tùy vào từng công ty, bảo hiểm có thể đền bù cả trong trường hợp xe bị ngập nước lẫn thủy kích, hoặc chỉ đền bù xe bị thủy kích.
– Không mở cửa xe khi đang trong vùng nước ngập
Khi di chuyển qua vùng ngập nước, bạn không nên mở cửa kính dù trời không mưa: Bởi rất có thể nước sẽ bắn vào xe do các xe lưu thông cùng chạy nhanh qua. Khi xe ô tô bị ngập nước mà mực nước ngập cao hơn cả sàn xe thì tuyệt đối không được mở cửa, vì nước sẽ tràn vào và gây hư hỏng nội thất và hệ thống điện.
– Tắt điều hoà
Trước khi cho xe chạy vào đường ngập nên tắt điều hòa ô tô. Bởi quạt gió ở khoang máy hoạt động sẽ dễ hút nước đi sâu trong khoang máy. Mặt khác, tắt điều hoà còn giúp giảm tải cho động cơ, xe có thể toàn lực tập trung vào lội nước. Nếu tắt điều hoà thấy ngộp có thể hạ kính sẽ để không khí lưu thông. Ngoài tắt điều hoà cũng nên tắt các thiết bị điện không cần thiết trên xe như màn hình DVD, loa,…
– Tháo đầu cáp cực âm của ắc quy
Công việc này sẽ tránh hiện tượng đoản mạch, bảo vệ ECU hoặc giúp hộp máy tính khỏi bị hư hỏng.
– Tuyệt đối không được khởi động lại khi xe bị chết máy
Khi lái xe vào đường ngập nước và đột ngột chết máy phải bính tĩnh để xác định nguyên nhân chết máy, nếu xác định chết máy là do nước vào bên trong động cơ thì tuyệt đối không được khởi động lại động cơ, vì không những không thể nổ máy mà nó có thể sẽ làm bó kẹt piston, cong tay biên.
Không được cố khởi động xe
– Bỏ phanh tay
Với xe số sàn hãy cho xe về số 1, xe số tự động cho xe về P để tránh hiện tượng dính phanh.
– Kiểm tra que thăm dầu nếu xe không bị ngập quá sâu
Nếu xe của bạn chỉ bị ngập nước nhẹ, bạn có thể kiểm tra que thăm dầu xe nước có lọt vào hệ thống bôi trơn hay không. Nếu có thì khả năng cao động cơ đã bị ngập nước, khi đó nên nhớ đừng khởi động xe.
Kiểm tra que thăm dầu nếu xe không bị ngập quá sâu
– Đánh dấu hoặc chụp hình lại xe ngập tới phần nào để thuận tiện cho việc bảo dưỡng
Nếu ô tô ngập nước chỉ đến đến trục bánh xe thì 90% xe bạn vẫn bình thường, nhưng nếu ngập quá bánh xe là bạn cần phải tiến hành làm các bước kiểm tra và có các phương án xử lý kịp thời tránh tốn kém. Cuối cùng là gọi thợ đến để họ sửa chữa nếu xe bị hỏng.
Nên chú ý đến mực nước ngập đến vị trí nào của xe
Như vậy, khi xe đã đi qua chỗ ngập, người lái vẫn cần phải đi tiếp một đoạn, sau đó rà phanh để loại bỏ bớt nước ở trên đĩa. Tiếp đó người lái nên xuống xe để kiểm tra lại động cơ và gầm xe xem có vật gì bám vào xe không rồi mới chạy tiếp. Tại khu vực cánh cửa của xe bị ngập nước thì sẽ đọng rất nhiều nước ở bên trong, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống loa và các dây dẫn. Bên cạnh đó, hệ thống chiếu sáng của xe cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề. Do vậy, sau mỗi lần xe bị ngập nước, người lái nên đưa xe tới các Gara để được kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống xe.
Lời kết:
Hi vọng những thông tin mà Eurolube chia sẻ trên sẽ hữu ích cho các tài xế có thể xử lí tốt khi gặp hiện tượng “xế yêu” bị ngập nước.